Quy trình và thủ tục nhập khẩu thịt đông lạnh
- Tổng quan về nhập khẩu thịt đông lạnh
Những tháng cuối năm, đặc biệt dịp Tết Nguyên Đán nhu cầu sử dụng thịt tăng cao, tuy nhiên, đa số nguồn cung trong nước không đủ cung cấp hoặc giá thành tăng vọt. Vì thế một số doanh nghiệp đã tìm nguồn thịt ở nước ngoài và tiến hành nhập khẩu trực tiếp vào Việt Nam.
Song thủ tục nhập khẩu mặt hàng này không hề đơn giản vì đây là mặt hàng thực phẩm chịu sự quản lý của nhiều cơ quan chức năng.
Quy trình nhập khẩu thịt đông lạnh
Bước thứ nhất
Không phải nhà xuất khẩu nào cũng được phép xuất khẩu thịt vào Việt Nam. Chỉ có một số doanh nghiệp có tên và mã Code trong danh sách được công bố trên Cục thú y mới được phép xuất khẩu vào Việt Nam.
Cho nên bước đầu tiên, khi muốn nhập khẩu mặt hàng tại nước nào thì phải kiểm tra danh sách các nước và doanh nghiệp được nhập khẩu thịt vào Việt Nam trên cổng thông tin Cục Thú y.
Có thể nói việc kiểm tra rất quan trọng. Nếu doanh nghiệp nước ngoài không có tên trong danh sách được phép, có nghĩa là bạn không thể nhập hàng về Việt Nam. Bạn sẽ lãng phí thời gian nếu như phải bổ sung tên của doanh nghiệp khác khi hồ sơ của bạn bị từ chối.
Bước 2: Chứng từ XNK (Shipping documents)
Sau khi doanh nghiệp nằm trong danh sách các công ty nước ngoài có đủ điều kiện xuất khẩu vào Việt Nam, bước tiếp theo là bạn cần đăng ký với Cục thú y để được kiểm dịch nhập khẩu
Các chứng từ XNK (Shipping documents) bao gồm:
* Hàng đông lạnh:
– Vận đơn (BL)
– CO (Chứng nhận xuất xứ)
– Health Certificate (Giấy chứng nhận kiểm dịch đầu nước ngoài)
– BSE (chứng nhận bò điên – đối với sp trâu bò)
– Invoice (Hóa đơn), Packing list (Bảng kê hàng hóa)
B3: Chuẩn bị hồ sơ
Bao gồm Hồ sơ khai quan và hồ sơ Thú y vùng, sau khi chuẩn bị xong toàn bộ hồ sơ, sau đó gửi các bên liên quan như cảng và Hải Quan
B4: Đăng ký Cục Thú y
Bạn vào Cổng thông tin một cửa quốc gia và đăng nhập vào công ty nào đứng tên Consignee (Nhận hàng)
Chọn Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật trên cạn
Cập nhật đầy đủ thông tin theo từng mục, và đính kèm chứng từ – HC (dung lượng không vượt quá 2MB) sau đó gửi hồ sơ
*Ghi chú:
– Trạng thái sau khi gửi thành công: Chờ tiếp nhận, sau khi Cục đã tiếp nhận và hồ sơ của bạn không có thiếu sót gì, Cục sẽ ra Công văn thông báo cho phép kiểm dịch
B5: Đăng ký Hồ sơ Thú y vùng
Sau khi có Công văn cho phép của Cục & nhận được Thông báo hàng về, bạn chọn “Cấp GCN Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập” trên trang web của Cục, bạn điền/ cập nhật đầy đủ thông tin. Hồ sơ đính kèm là Công văn cho phép kiểm dịch (Của Cục Thú y) + HC + BSE (nếu là trâu) + Chứng nhận kho. Lưu ý file đính kèm lên phải dưới 2MB
Sau khi tải lên các bạn nhớ click vào nút Gửi hồ sơ
*Ghi chú:
– Sau khi gửi thành công sẽ có các trạng thái như: Chờ tiếp nhận => Đã tiếp nhận hồ sơ => Đã xác nhận đơn khai báo kiểm dịch => chờ lấy mẫu.
– Sau 2 ngày kể từ ngày lấy mẫu sẽ được cấp giấy giấy 15C.
B6: THANH TOÁN LẤY HÀNG
B7: Xin DEBIT hãng tàu, email và gia hạn theo kế hoạch dự kiến ra hàng
B8: Lấy mẫu và xử lý nếu có vấn đề
B9: Truyền tờ khai hải quan
B10: Nộp thuế
B11: Trực tờ khai, ra hàng (sau khi có giấy chứng nhận 15C): xử lý sửa đổi hoặc giải trình nếu hải quan yêu cầu
Bài viết trên là quy trình mà An Bình Group đã thực hiện trong quá trình nhập khẩu thịt trâu, bò, gà, heo thành công. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp ích phần nào cho các đơn vị hoặc cá nhân mới, hình dung được thủ tục cũng như quy trình nhập khẩu thực phẩm.
An Bình Group – Chuyên nhập khẩu ủy thác và bán buôn số lượng lớn thực phẩm nhập khẩu từ các nước tiên tiến như: Mỹ, Anh, Nga, Úc, Ấn Độ, Brazil ….Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và hóa đơn đầy đủ.
Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp có thể liên hệ 0944838688 để được tư vấn, hỗ trợ quy trình nhập khẩu hoặc dịch vụ nhập khẩu ủy thác!!